Nho giáo, còn gọi là đạo Nho, đạo nhân hay đạo Khổng là một hệ thống đạo đức, triết học xã hội, triết lý giáo dục và triết học chính trị do Khổng Tử đề xướng và được các môn đồ của ông phát triển với mục đích xây dựng một xã hội hài hòa, trong đó con người biết ứng xử theo lẽ phải và đạo đức, đất nước thái bình, thịnh vượng.
Nho giáo rất có ảnh hưởng tại ở các nước thuộc vùng văn hoá Đông Á là Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên, Hàn Quốc và Việt Nam. Những người thực hành theo các tín điều của Nho giáo được gọi là các nhà Nho, Nho sĩ hay Nho sinh.
Tại Trung Quốc, Nho giáo độc tôn từ thời Hán Vũ Đế, trở thành hệ tư tưởng chính thống cả về chính trị và đạo đức của Trung Hoa trong hơn 2.000 năm. Từ thế kỷ thứ IV, Nho giáo lan rộng và cũng rất phát triển ở các nước châu Á khác như Nhật Bản, Triều Tiên và Việt Nam.
Nho giáo là một tôn giáo hay một học thuyết có hệ thống và có phương pháp, dạy về Nhân đạo, tức là dạy về đạo làm một con người trong gia đình và trong xã hội. Hệ thống của Nho giáo thì theo chủ nghĩa: “Thiên Địa Vạn vật đồng nhất thể”, nghĩa là: Trời Đất và muôn vật đều đồng một thể với nhau. Phương pháp của Nho giáo là phương pháp chứng luận, lấy Thiên lý lưu hành làm căn bản. Như vậy, học thuyết của Nho giáo có 3 điều cốt yếu :
Những người sống và làm việc theo các tư tưởng được đề cập đến trong Nho giáo thì được gọi là các “Nho sĩ” trong đó chữ “Nho” là để chỉ nhưng người có học thức, biết phép cư xử và lễ nghĩa đúng.
Tôn chỉ chính của Nho giáo bao gồm 3 điều đó chính là:
Thời Xuân Thu, Khổng Tử đã san định, hiệu đính và giải thích bộ Lục kinh gồm: Kinh Thi, Kinh Thư, Kinh Lễ, Kinh Dịch, Kinh Xuân Thu và Kinh Nhạc. Về sau Kinh Nhạc bị thất lạc nên chỉ còn năm bộ kinh thường được gọi là Ngũ kinh.
Sau khi Khổng Tử mất, học trò của ngài tập hợp các lời dạy để soạn ra cuốn Luận ngữ. Học trò xuất sắc nhất của Khổng Tử là Tăng Sâm, còn gọi là Tăng Tử, dựa vào lời thầy mà soạn ra Đại Học. Sau đó, cháu nội của Khổng Tử là Khổng Cấp, còn gọi là Tử Tư viết ra cuốn Trung Dung. Đến thời Chiến Quốc, Mạnh Tử đưa ra các tư tưởng mà sau này học trò của ông chép thành sách Mạnh Tử.
Bốn sách sau được gọi là Tứ Thư và cùng Ngũ Kinh hợp lại làm 9 bộ sách chủ yếu của Nho giáo và còn là những tác phẩm văn chương cổ điển của Trung Quốc. Từ Khổng Tử đến Mạnh Tử hình thành nên Nho giáo nguyên thủy, còn gọi là Nho giáo tiền Tần (trước đời Tần), Khổng giáo hay "tư tưởng Khổng-Mạnh".
Từ đây mới hình thành hai khái niệm, Nho giáo và Nho gia. Nho gia mang tính học thuật, nội dung của nó còn được gọi là Nho học. Nếu xem Nho giáo như một tôn giáo thì Văn Miếu trở thành nơi dạy học kiêm chốn thờ phụng, và Khổng Tử trở thành giáo chủ, giáo lý chính là các tín điều mà các nhà Nho cần phải thực hành. Tuy nhiên, Nho giáo về cơ bản không được xã hội xem như một tôn giáo bởi Nho giáo không trả lời những câu hỏi cần thiết mà một tôn giáo có thể trả lời. Cho tới hiện nay, Nho giáo liệu có phải là một tôn giáo chính thức hay không vẫn là một đề tài tranh luận.
Mục tiêu của Nho giáo nguyên thủy theo sách Đại Học là:
Khổng Tử muốn đến đất Cửu Di để ở, có người nói "Ở đó quá lạc hậu, làm sao mà ở được.". Khổng Tử nói "Có người quân tử ở đó, làm gì còn lạc hậu nữa". Đây là tư tưởng nhập thế của Nho gia. Khổng Tử nói: "Đạo không thể xa lánh người. Nhưng có người muốn thực hành đạo mà lại xa lánh người, như vậy thì không thể thực hành được đạo... Cho nên người quân tử dùng cái đạo lý vốn sẵn có ở người để giáo dục người, lấy cải sửa làm chính, giáo dục mãi cho đến khi thành người mới thôi. Cũng như ta trau chuốt cán rìu vậy, trau chuốt đến mức thành cán rìu mới thôi. Người ta có lỗi mà biết sửa là được rồi, không xa lánh họ nữa."
...
Trong mọi hoàn cảnh, con người cần kiềm chế cảm xúc, làm chủ bản thân. Sách Trung Dung viết "Khi tình cảm như: vui mừng, hờn giận, đau thương, khoái lạc chưa biểu hiện ra thì gọi là trung; biểu hiện ra rồi nhưng phù hợp, đúng mức thì gọi là hòa. Trung là điều cơ bản lớn nhất trong thiên hạ. Hòa là chuẩn tắc phổ biến nhất trong thiên hạ. Trung hòa mà đạt đến tột cùng thì mọi cái trong trời đất đều ở vị trí thỏa đáng, vạn vật sẽ sinh sôi nảy nở."
Nho giáo nêu lên quan niệm về Trung dung: "Lời nói và việc làm của người quân tử thì phù hợp với chuẩn tắc trung dung, còn kẻ tiểu nhân thì phản lại trung dung. Người quân tử luôn giữ được trạng thái trung hòa, không để thái quá hay bất cập. Kẻ tiểu nhân thì không hề lo sợ, nể nang hay e dè ai hết, nên cách nói năng của và hành động của kẻ tiểu nhân không thái quá thì cũng bất cập.". Người quân tử phải giữ trọn đạo Trung dung trong bất cứ hoàn cảnh nào. Nói về đạo Trung dung trong dân chúng, Khổng Tử từng than thở: "Đạo Trung dung này rất mực tốt đẹp. Từ lâu dân chúng đã thiếu hẳn đạo này."
Muốn cai trị thiên hạ, theo Khổng Tử người lãnh đạo phải chính danh. Tử Lộ hỏi "Nếu vua nước Vệ mời thầy đi làm quan quản lý chính sự, thầy làm việc gì trước tiên ?". Khổng Tử nói "Việc trước tiên nhất định phải là chính danh đã"
Nho giáo có quan niệm cai trị bằng nhân nghĩa, bằng cách giáo dục quần chúng. Khổng Tử nói: "Dùng mệnh lệnh pháp luật để hướng dẫn chỉ đạo dân, dùng hình phạt để quản lý dân, làm như vậy có thể giảm được phạm pháp, nhưng người phạm pháp không biết xấu hổ, sỉ nhục. Dùng đạo đức để hướng dẫn, dùng lễ nghĩa để giáo hóa dân thì dân sẽ hiểu được thế nào là nhục nhã khi phạm tội, sẽ cam tâm tình nguyện sửa chữa sai lầm của mình tận gốc từ tư tưởng.
Nói về đức hiếu, trong chương đầu Khai tông minh nghĩa của Hiếu Kinh, thuật lại lời Khổng Tử nói với Tăng Tử:
"Này đây, HIẾU là căn bản của ĐỨC, do giáo dục mà sinh ra. Hãy ngồi trở xuống, ta nói cho ngươi biết. Thân thể, hình hài, tóc tai, da thịt là do cha mẹ sinh ra không được gây hư hại là nết đầu của chữ Hiếu. Sau lo lập thân, hành đạo để lại tiếng thơm cho đời sau là nết cùng của chữ Hiếu. Này đây, chữ Hiếu lấy việc phụng dưỡng cha mẹ làm đầu, kế đến thờ vua, sau rốt là lập thân."
Khổng Tử nói: "Khi người cha còn sống thì quan sát chí hướng của người con, khi người cha chết thì quan sát hành vi của người con. Nếu ba năm sau khi cha mất, người con không thay đổi những quy tắc của đạo làm con đối với cha, đó là người con có hiếu vậy.". Tăng Tử tóm lược: "Hiếu đạo có 3 điều: Đại hiếu là tôn kính cha mẹ, thứ đến là không làm gì gây tai tiếng cho cha mẹ, sau cùng là nuôi dưỡng cha mẹ". Mạnh Tử bàn về chi tiết chữ “Hiếu” như sau: “Việc phụng sự cha mẹ của người con hiếu là: Cư xử hết lòng kính trọng, dưỡng nuôi cố làm đẹp lòng, bệnh đau tận tâm lo lắng, ma chay hết sức xót thương, tế lễ nghiêm trang rất mực”.
Sách Nhị thập tứ hiếu (24 tấm gương hiếu thảo) đã khái quát:
Người tai mắt đứng trong trời đất,
Ai là không cha mẹ sinh thành,
Chữ hiếu niệm cho tròn một tiết,
Thì suy ra trăm nết đều nên,
Chẳng xem thuở trước Thánh Hiền,
Thảo hai mươi bốn, thơm nghìn muôn thu.
Vua Tề Cảnh Công hỏi Khổng Tử về cách cai trị, Khổng Tử đã trở lời: "Phải làm sao cho mọi người làm tròn chức vụ của mình. Vua ở cho hết phận vua, tôi ở cho hết phận tôi, cha ở cho hết phận cha, con ở cho hết phận con."
...
Hiện nay, mô hình gia đình ở Đông Á chuyển mình mạnh mẽ từ truyền thống sang hiện đại. Sự tác động mạnh mẽ của cơ chế thị trường tới gia đình đã làm cho lối sống, nếp sống, chuẩn mực của gia đình truyền thống đã bị mai một. Bên cạnh đó, nhiều hiện tượng tiêu cực về đạo đức, văn hoá gia đình đã xuất hiện như: cha mẹ vô trách nhiệm với con cái, con cái vô lễ ông bà cha mẹ, anh em bất hoà, vợ chồng mâu thuẫn, ngoại tình… khiến các giá trị gia đình bị suy thoái nặng nề, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự phát triển của mỗi cá nhân cũng như toàn xã hội. Trước nguy cơ các nét đẹp về trật tự và đạo đức của gia đình truyền thống bị mất mát, khuynh hướng nuối tiếc các tập quán gia đình tốt đẹp mà Nho giáo đã tạo dựng, hy vọng phục hồi trở lại các trật tự gia đình "cha ra cha, con ra con, chồng ra chồng, vợ ra vợ"… cũng trở nên ngày một mạnh mẽ. Nhiều nghiên cứu gần đây đã khẳng định đạo đức gia đình Nho giáo vẫn còn nhiều điều hữu ích cần được nuôi dưỡng trở lại để giáo dục trẻ em, tạo dựng gia đình nề nếp, góp phần làm lành mạnh xã hội
Vì vậy từ Khổng Tử, Nho giáo đã coi trọng cõi người, quan hệ giữa người và người, việc tu dưỡng thành người. Nhân tính và đạo đức là linh thiêng, không có đạo đức thì con người chẳng khác gì cầm thú và các vật vô tri. Đã là người thì phải học, phải tu dưỡng, đặc biệt người cầm quyền phải biết lo giáo hóa, phải làm cho thuần phong mỹ tục trở nên tốt đẹp
Nho giáo xem đạo đức của con người quan trọng hơn tài sản. Khổng Tử nói "Người quân tử quan tâm đến đạo đức, kẻ tiểu nhân khao khát ruộng vườn nhà cửa. Người quân tử quan tâm đến phép tắc, kẻ tiểu nhân mong cầu ân huệ"
Khổng Tử nêu lên ngũ thường (ngũ luân) với thuyết chính danh và chữ "Nhân" để làm chuẩn mực cho mọi sinh hoạt chính trị và an sinh xã hội.
Ngũ thường nghĩa là năm phẩm chất đạo đức thông thường của con người. Người ta phải giữ năm đạo đó làm thường, không nên để rối loạn. Ngũ thường gồm: Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín.
Khổng Tử chia con người thành ba hạng:
...
Tư tưởng này được nói rõ trong thiên Lễ vận thuộc Kinh Lễ: "Đạo đức lớn được thực hành thì thiên hạ là của chung. Kén chọn kẻ có tài đức ra làm việc. Giảng giải điều tín nghĩa, sửa trị điều hoà mục. Cho nên mọi người không riêng thân cha mẹ mình, không riêng yêu con cái mình, khiến người già cả có chỗ sử dụng năng lực, các thiếu niên được nuôi dạy khôn lớn. Thương người goá bụa, thương kẻ mồ côi và những người già không nơi nương tựa. Người tàn tật phải có chỗ nuôi dưỡng, con trai đều có nghề nghiệp, con gái đều có chồng con. Như vậy thì của cải vứt bỏ dưới đất cũng không ai nhặt mà cũng không cần thiết phải cất giữ cho riêng mình. Còn về năng lực thì e không có cách gì để thi thố mà không cần phải giữ làm của riêng. Do đó mọi âm mưu đều bị mai một mà không thể xảy ra, mọi hành vi trộm cắp, gây rối, giặc cướp đều không thể nổi dậy, cửa ngõ không cần đóng. Như thế gọi là Đại đồng."
Nho giáo đã trình bày tương đối hoàn chỉnh, có hệ thống về thuyết đại đồng: “Thiên hạ vi công” (Thiên hạ là của chung mọi người), “Tuyển hiền nhiệm năng” (Lựa chọn người hiền, sử dụng người tài), “Các tận kỳ năng” (Ai nấy dốc hết năng lực của mình), “Giảng tín tu mục” (Trọng điều tín, chăm lo sự hòa mục), “Các tận kỳ sở” (Ai nấy đều được nhận tương xứng với công sức của mình)
Nho giáo có nhiều yếu tố tiến bộ khi quan niệm rằng giáo dục là cần thiết cho tất cả mọi người, "hữu giáo vô loại" (việc dạy dỗ không phân biệt loại người) nên ai cũng có cơ hội được học tập và giáo dục, đây là biện pháp để hướng con người tới những phẩm chất cao quý như "nhân, nghĩa, lễ, trí, tín".
....
Còn tiếp...
Nho giáo rất có ảnh hưởng tại ở các nước thuộc vùng văn hoá Đông Á là Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên, Hàn Quốc và Việt Nam. Những người thực hành theo các tín điều của Nho giáo được gọi là các nhà Nho, Nho sĩ hay Nho sinh.
Nho giáo là gì?
Trong lịch sử Trung Hoa cổ đại, Nho giáo (đạo Nho) là một thuật ngữ bắt đầu từ chữ Nho, theo Hán tự từ "Nho" gồm từ "Nhân" (người) đứng gần chữ "Nhu". Nho gia còn được gọi là nhà Nho người đã học sách thánh hiền, có thể dạy bảo người đời ăn ở hợp luân thường, đạo lý,... Nhìn chung "Nho" là một danh hiệu chỉ người có học thức, biết lễ nghĩa.Tại Trung Quốc, Nho giáo độc tôn từ thời Hán Vũ Đế, trở thành hệ tư tưởng chính thống cả về chính trị và đạo đức của Trung Hoa trong hơn 2.000 năm. Từ thế kỷ thứ IV, Nho giáo lan rộng và cũng rất phát triển ở các nước châu Á khác như Nhật Bản, Triều Tiên và Việt Nam.
Nho giáo là một tôn giáo hay một học thuyết có hệ thống và có phương pháp, dạy về Nhân đạo, tức là dạy về đạo làm một con người trong gia đình và trong xã hội. Hệ thống của Nho giáo thì theo chủ nghĩa: “Thiên Địa Vạn vật đồng nhất thể”, nghĩa là: Trời Đất và muôn vật đều đồng một thể với nhau. Phương pháp của Nho giáo là phương pháp chứng luận, lấy Thiên lý lưu hành làm căn bản. Như vậy, học thuyết của Nho giáo có 3 điều cốt yếu :
- - Về Tín ngưỡng: Luôn luôn tin rằng Thiên Nhân tương dữ, nghĩa là: Trời và Người tương quan với nhau.
- - Về Thực hành: Lấy sự thực nghiệm chứng minh làm trọng.
- - Về Trí thức: Lấy trực giác làm cái khiếu để soi rọi tìm hiểu sự vật.
Những người sống và làm việc theo các tư tưởng được đề cập đến trong Nho giáo thì được gọi là các “Nho sĩ” trong đó chữ “Nho” là để chỉ nhưng người có học thức, biết phép cư xử và lễ nghĩa đúng.
Tôn chỉ chính của Nho giáo bao gồm 3 điều đó chính là:
- - Con người và vạn vật trời đất đều có tương thông với nhau
- - Mọi việc đều phải lấy thực nghiệm để chứng minh
- - Và lấy trực giác và năng khiếu để tìm hiểu làm rõ vạn vật
Nho giáo nguyên thủy
Cơ sở của Nho giáo được hình thành từ thời Tây Chu, đặc biệt với sự đóng góp của Chu Công Đán, còn gọi là Chu Công. Đến thời Xuân Thu, xã hội loạn lạc, Khổng Tử (sinh năm 551 trước Công nguyên) phát triển tư tưởng của Chu Công, hệ thống hóa và tích cực truyền bá các tư tưởng đó. Chính vì thế mà người đời sau coi Khổng Tử là người sáng lập ra Nho giáo.Thời Xuân Thu, Khổng Tử đã san định, hiệu đính và giải thích bộ Lục kinh gồm: Kinh Thi, Kinh Thư, Kinh Lễ, Kinh Dịch, Kinh Xuân Thu và Kinh Nhạc. Về sau Kinh Nhạc bị thất lạc nên chỉ còn năm bộ kinh thường được gọi là Ngũ kinh.
Sau khi Khổng Tử mất, học trò của ngài tập hợp các lời dạy để soạn ra cuốn Luận ngữ. Học trò xuất sắc nhất của Khổng Tử là Tăng Sâm, còn gọi là Tăng Tử, dựa vào lời thầy mà soạn ra Đại Học. Sau đó, cháu nội của Khổng Tử là Khổng Cấp, còn gọi là Tử Tư viết ra cuốn Trung Dung. Đến thời Chiến Quốc, Mạnh Tử đưa ra các tư tưởng mà sau này học trò của ông chép thành sách Mạnh Tử.
Bốn sách sau được gọi là Tứ Thư và cùng Ngũ Kinh hợp lại làm 9 bộ sách chủ yếu của Nho giáo và còn là những tác phẩm văn chương cổ điển của Trung Quốc. Từ Khổng Tử đến Mạnh Tử hình thành nên Nho giáo nguyên thủy, còn gọi là Nho giáo tiền Tần (trước đời Tần), Khổng giáo hay "tư tưởng Khổng-Mạnh".
Từ đây mới hình thành hai khái niệm, Nho giáo và Nho gia. Nho gia mang tính học thuật, nội dung của nó còn được gọi là Nho học. Nếu xem Nho giáo như một tôn giáo thì Văn Miếu trở thành nơi dạy học kiêm chốn thờ phụng, và Khổng Tử trở thành giáo chủ, giáo lý chính là các tín điều mà các nhà Nho cần phải thực hành. Tuy nhiên, Nho giáo về cơ bản không được xã hội xem như một tôn giáo bởi Nho giáo không trả lời những câu hỏi cần thiết mà một tôn giáo có thể trả lời. Cho tới hiện nay, Nho giáo liệu có phải là một tôn giáo chính thức hay không vẫn là một đề tài tranh luận.
Mục tiêu của Nho giáo nguyên thủy theo sách Đại Học là:
“Đạo học lớn cốt để phát huy đức sáng, đức tốt đẹp của con người, đổi mới khiến lòng dân bỏ cũ theo mới, bỏ ác theo thiện, khiến mọi người đạt đến mức độ đạo đức hoàn thiện nhất. Có hiểu được phải đạt đến mức độ đạo đức hoàn thiện nhất thì mới kiên định chí hướng. Chí hướng kiên định rồi, tâm mới yên tĩnh. Tâm yên tĩnh rồi, lòng mới ổn định. Lòng ổn định rồi, suy nghĩ sự việc mới có thể chu toàn. Suy nghĩ sự việc chu toàn rồi, mới có thể xử lý, giải quyết công việc được thỏa đáng. Vạn vật đều có đầu có đuôi, có gốc có ngọn. Vạn sự đều có bắt đầu và kết thúc. Biết làm cái gì trước cái gì sau, tức là đã tiếp cận nguyên tắc của đạo rồi.”
Khổng Tử muốn đến đất Cửu Di để ở, có người nói "Ở đó quá lạc hậu, làm sao mà ở được.". Khổng Tử nói "Có người quân tử ở đó, làm gì còn lạc hậu nữa". Đây là tư tưởng nhập thế của Nho gia. Khổng Tử nói: "Đạo không thể xa lánh người. Nhưng có người muốn thực hành đạo mà lại xa lánh người, như vậy thì không thể thực hành được đạo... Cho nên người quân tử dùng cái đạo lý vốn sẵn có ở người để giáo dục người, lấy cải sửa làm chính, giáo dục mãi cho đến khi thành người mới thôi. Cũng như ta trau chuốt cán rìu vậy, trau chuốt đến mức thành cán rìu mới thôi. Người ta có lỗi mà biết sửa là được rồi, không xa lánh họ nữa."
...
Nội dung cơ bản
Tổ chức xã hội
Trong thế giới quan Nho giáo, cả ba yếu tố Quốc gia - Gia đình - Cá nhân đều có liên hệ chặt chẽ với nhau. Nho giáo xem cá nhân là yếu tố căn bản nhất cấu thành nên gia đình và xã hội."Muốn trị quốc tốt trước hết phải chỉnh đốn tốt gia đình, gia tộc mình. Người trong gia đình, gia tộc mình mà không giáo dục được thì sao có thể giáo dục được người khác... Một nhà thực hiện nhân ái có thể dấy lên cả nước một phong trào nhân ái. Một nhà thực hiện khiêm nhường, có thể dấy lên cả nước một phong tục khiêm nhường. Còn nếu một người tham lam tàn bạo, tất dấy lên cả nước phạm thượng, làm loạn... Nếu bản thân mình che giấu những hành vi không hợp với đạo trung thứ thì sao có thể giáo dục được người khác làm theo đạo trung thứ. Cho nên muốn trị nước tốt, trước hết phải chỉnh đốn tốt gia đình, gia tộc mình."
Lễ nghi
Nho giáo rất xem trọng Lễ nghi vì nó là biểu hiện của một xã hội văn minh và có trật tự. "Lễ" là những quy tắc mang tính hình thức được xã hội thừa nhận để bày tỏ sự tôn trọng đối với người khác, với cộng đồng hoặc với những định chế xã hội và để nhận được sự tôn trọng của xã hội. Việc giữ Lễ là một cách tu thân và chứng tỏ con người biết tuân thủ những nguyên tắc đạo đức trong quan hệ với người xung quanh. Một xã hội không biết giữ Lễ là xã hội hỗn loạn, kém văn minh và suy đồi. Lễ giáo phai nhạt cũng là biểu hiện các mối quan hệ giữa con người trong xã hội đã xấu đi, trật tự xã hội đã suy yếu.Quan hệ xã hội
Theo Nho giáo, trong xã hội có các 5 mối quan hệ cơ bản là: vua - tôi, cha - con, vợ - chồng, anh - em, bạn bè. Để thực hiện tốt 5 mối quan hệ này cần có 5 đức tính: nhân, trí, lễ, nghĩa, dũng.Trong mọi hoàn cảnh, con người cần kiềm chế cảm xúc, làm chủ bản thân. Sách Trung Dung viết "Khi tình cảm như: vui mừng, hờn giận, đau thương, khoái lạc chưa biểu hiện ra thì gọi là trung; biểu hiện ra rồi nhưng phù hợp, đúng mức thì gọi là hòa. Trung là điều cơ bản lớn nhất trong thiên hạ. Hòa là chuẩn tắc phổ biến nhất trong thiên hạ. Trung hòa mà đạt đến tột cùng thì mọi cái trong trời đất đều ở vị trí thỏa đáng, vạn vật sẽ sinh sôi nảy nở."
Nho giáo nêu lên quan niệm về Trung dung: "Lời nói và việc làm của người quân tử thì phù hợp với chuẩn tắc trung dung, còn kẻ tiểu nhân thì phản lại trung dung. Người quân tử luôn giữ được trạng thái trung hòa, không để thái quá hay bất cập. Kẻ tiểu nhân thì không hề lo sợ, nể nang hay e dè ai hết, nên cách nói năng của và hành động của kẻ tiểu nhân không thái quá thì cũng bất cập.". Người quân tử phải giữ trọn đạo Trung dung trong bất cứ hoàn cảnh nào. Nói về đạo Trung dung trong dân chúng, Khổng Tử từng than thở: "Đạo Trung dung này rất mực tốt đẹp. Từ lâu dân chúng đã thiếu hẳn đạo này."
Thuật lãnh đạo
Nho giáo chủ trương: "Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh (Dân là quý nhất, rồi đến đất nước, cuối cùng mới là vua)". Khổng Tử từng nói "Cao quý thay vua Thuấn và vua Vũ! Được cả thiên hạ mà vẫn cảm thấy việc này không có gì đáng vui hoặc kiêu hãnh cả."Muốn cai trị thiên hạ, theo Khổng Tử người lãnh đạo phải chính danh. Tử Lộ hỏi "Nếu vua nước Vệ mời thầy đi làm quan quản lý chính sự, thầy làm việc gì trước tiên ?". Khổng Tử nói "Việc trước tiên nhất định phải là chính danh đã"
Nho giáo có quan niệm cai trị bằng nhân nghĩa, bằng cách giáo dục quần chúng. Khổng Tử nói: "Dùng mệnh lệnh pháp luật để hướng dẫn chỉ đạo dân, dùng hình phạt để quản lý dân, làm như vậy có thể giảm được phạm pháp, nhưng người phạm pháp không biết xấu hổ, sỉ nhục. Dùng đạo đức để hướng dẫn, dùng lễ nghĩa để giáo hóa dân thì dân sẽ hiểu được thế nào là nhục nhã khi phạm tội, sẽ cam tâm tình nguyện sửa chữa sai lầm của mình tận gốc từ tư tưởng.
Chữ hiếu và xã hội
Nho giáo cho rằng hiếu đễ là gốc của đạo nhân. Hữu Tử nói: "Người biết hiếu thuận với cha mẹ, có nết đễ với người lớn tuổi hơn mình, mà lại thích cãi cọ, va chạm, xung đột, mạo phạm cấp trên là hiếm thấy. Người không mạo phạm cấp trên mà lại thích làm loạn là không có. Người quân tử là người chuyên tâm nắm vững cái gốc của tu thân. Nắm vững được cái gốc của tu thân thì đạo lập thân xử thế tự nhiên phát sinh ra trong lòng mình. Hiếu đễ là cái gốc của đạo nhân.".Nói về đức hiếu, trong chương đầu Khai tông minh nghĩa của Hiếu Kinh, thuật lại lời Khổng Tử nói với Tăng Tử:
"Này đây, HIẾU là căn bản của ĐỨC, do giáo dục mà sinh ra. Hãy ngồi trở xuống, ta nói cho ngươi biết. Thân thể, hình hài, tóc tai, da thịt là do cha mẹ sinh ra không được gây hư hại là nết đầu của chữ Hiếu. Sau lo lập thân, hành đạo để lại tiếng thơm cho đời sau là nết cùng của chữ Hiếu. Này đây, chữ Hiếu lấy việc phụng dưỡng cha mẹ làm đầu, kế đến thờ vua, sau rốt là lập thân."
Việc kính trọng cha mẹ trong quan niệm về đạo hiếu của Nho gia qua cách nhìn của Khổng Tử: "Ngày nay, thấy ai có thể nuôi dưỡng được cha mẹ, thì người ta gọi là có hiếu. Nhưng đến như giống chó ngựa thì người ta cũng nuôi được vậy. Cho nên nếu không có lòng hiếu kính cha mẹ trong khi nuôi dưỡng, thì nuôi cha mẹ và nuôi chó ngựa có gì khác nhau? Cha mẹ lúc còn sống, phải theo lễ mà đối xử phụng sự. Cha mẹ chết, phải theo lễ mà an táng, cúng tế, đó mới là hiếu. Chứ còn như có việc gì cần làm, con cái làm thay cho cha mẹ, có gì ngon thì mời cha mẹ ăn, đây chắc gì đã là có hiếu?". Để thể hiện sự kính trọng đối với cha mẹ thì "Phụng dưỡng cha mẹ phải nhẹ nhàng khuyên giải, can ngăn. Nếu cha mẹ không chịu nghe thì vẫn phải cung kính, không được trái ý nguyện của cha mẹ, đừng để cha mẹ bận tâm gây nên oán hận.". Đạo hiếu còn thể hiện qua những điều đơn giản như "Cha mẹ già còn sống không được đi chơi xa, nếu có đi phải nói rõ nơi nào cụ thể... Tuổi tác của cha mẹ không thể không nhớ kỹ trong lòng. Một là vì cha mẹ trường thọ mà vui mừng, hai là biết lo toan chuẩn bị hậu sự khi cha mẹ về già.".Khổng Tử nói: "Khi người cha còn sống thì quan sát chí hướng của người con, khi người cha chết thì quan sát hành vi của người con. Nếu ba năm sau khi cha mất, người con không thay đổi những quy tắc của đạo làm con đối với cha, đó là người con có hiếu vậy.". Tăng Tử tóm lược: "Hiếu đạo có 3 điều: Đại hiếu là tôn kính cha mẹ, thứ đến là không làm gì gây tai tiếng cho cha mẹ, sau cùng là nuôi dưỡng cha mẹ". Mạnh Tử bàn về chi tiết chữ “Hiếu” như sau: “Việc phụng sự cha mẹ của người con hiếu là: Cư xử hết lòng kính trọng, dưỡng nuôi cố làm đẹp lòng, bệnh đau tận tâm lo lắng, ma chay hết sức xót thương, tế lễ nghiêm trang rất mực”.
Sách Nhị thập tứ hiếu (24 tấm gương hiếu thảo) đã khái quát:
Người tai mắt đứng trong trời đất,
Ai là không cha mẹ sinh thành,
Chữ hiếu niệm cho tròn một tiết,
Thì suy ra trăm nết đều nên,
Chẳng xem thuở trước Thánh Hiền,
Thảo hai mươi bốn, thơm nghìn muôn thu.
Vai trò của gia đình
Ngay từ 2.500 năm trước, Khổng Tử đã thấy rõ vai trò của gia đình như một tế bào của xã hội. Nếu mỗi gia đình được yên ấm thì mỗi thành viên của nó mới có điều kiện tu dưỡng bản thân, đạo đức mới được đề cao, xã hội mới được thịnh trị.Vua Tề Cảnh Công hỏi Khổng Tử về cách cai trị, Khổng Tử đã trở lời: "Phải làm sao cho mọi người làm tròn chức vụ của mình. Vua ở cho hết phận vua, tôi ở cho hết phận tôi, cha ở cho hết phận cha, con ở cho hết phận con."
...
Hiện nay, mô hình gia đình ở Đông Á chuyển mình mạnh mẽ từ truyền thống sang hiện đại. Sự tác động mạnh mẽ của cơ chế thị trường tới gia đình đã làm cho lối sống, nếp sống, chuẩn mực của gia đình truyền thống đã bị mai một. Bên cạnh đó, nhiều hiện tượng tiêu cực về đạo đức, văn hoá gia đình đã xuất hiện như: cha mẹ vô trách nhiệm với con cái, con cái vô lễ ông bà cha mẹ, anh em bất hoà, vợ chồng mâu thuẫn, ngoại tình… khiến các giá trị gia đình bị suy thoái nặng nề, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự phát triển của mỗi cá nhân cũng như toàn xã hội. Trước nguy cơ các nét đẹp về trật tự và đạo đức của gia đình truyền thống bị mất mát, khuynh hướng nuối tiếc các tập quán gia đình tốt đẹp mà Nho giáo đã tạo dựng, hy vọng phục hồi trở lại các trật tự gia đình "cha ra cha, con ra con, chồng ra chồng, vợ ra vợ"… cũng trở nên ngày một mạnh mẽ. Nhiều nghiên cứu gần đây đã khẳng định đạo đức gia đình Nho giáo vẫn còn nhiều điều hữu ích cần được nuôi dưỡng trở lại để giáo dục trẻ em, tạo dựng gia đình nề nếp, góp phần làm lành mạnh xã hội
Vai trò của cá nhân
Nho giáo đặc biệt coi trọng con người, coi con người cùng với Trời và Đất là “Tam tài”. Con người có vai trò tham phối với Trời Đất, góp phần vào sự hóa dục (vạn vật) của Trời Đất (Trung dung). Xã hội được tạo ra từ nhiều cá nhân. Cá nhân là căn bản của xã hội.Vì vậy từ Khổng Tử, Nho giáo đã coi trọng cõi người, quan hệ giữa người và người, việc tu dưỡng thành người. Nhân tính và đạo đức là linh thiêng, không có đạo đức thì con người chẳng khác gì cầm thú và các vật vô tri. Đã là người thì phải học, phải tu dưỡng, đặc biệt người cầm quyền phải biết lo giáo hóa, phải làm cho thuần phong mỹ tục trở nên tốt đẹp
Nho giáo xem đạo đức của con người quan trọng hơn tài sản. Khổng Tử nói "Người quân tử quan tâm đến đạo đức, kẻ tiểu nhân khao khát ruộng vườn nhà cửa. Người quân tử quan tâm đến phép tắc, kẻ tiểu nhân mong cầu ân huệ"
Khổng Tử nêu lên ngũ thường (ngũ luân) với thuyết chính danh và chữ "Nhân" để làm chuẩn mực cho mọi sinh hoạt chính trị và an sinh xã hội.
Ngũ thường nghĩa là năm phẩm chất đạo đức thông thường của con người. Người ta phải giữ năm đạo đó làm thường, không nên để rối loạn. Ngũ thường gồm: Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín.
Khổng Tử chia con người thành ba hạng:
- Thánh nhân: Bậc hiền giả, người thể hiện và chuyển giao minh triết.
- Quân tử: Người có đạo đức, cao nhã, luôn phấn đấu để làm điều chân chính.
- Tiểu nhân: Kẻ "hèn mọn", hành động không màng tới đạo đức.
...
Tư tưởng về Thế giới đại đồng
Khổng Tử đã khởi xướng thuyết đại đồng và truyền bá sự bình đẳng về tài sản là nền móng của xã hội ổn định. Ông từng nói: "Thiên hạ sẽ thái bình khi thế giới đại đồng. Người ta không sợ thiếu chỉ sợ có không đều".Tư tưởng này được nói rõ trong thiên Lễ vận thuộc Kinh Lễ: "Đạo đức lớn được thực hành thì thiên hạ là của chung. Kén chọn kẻ có tài đức ra làm việc. Giảng giải điều tín nghĩa, sửa trị điều hoà mục. Cho nên mọi người không riêng thân cha mẹ mình, không riêng yêu con cái mình, khiến người già cả có chỗ sử dụng năng lực, các thiếu niên được nuôi dạy khôn lớn. Thương người goá bụa, thương kẻ mồ côi và những người già không nơi nương tựa. Người tàn tật phải có chỗ nuôi dưỡng, con trai đều có nghề nghiệp, con gái đều có chồng con. Như vậy thì của cải vứt bỏ dưới đất cũng không ai nhặt mà cũng không cần thiết phải cất giữ cho riêng mình. Còn về năng lực thì e không có cách gì để thi thố mà không cần phải giữ làm của riêng. Do đó mọi âm mưu đều bị mai một mà không thể xảy ra, mọi hành vi trộm cắp, gây rối, giặc cướp đều không thể nổi dậy, cửa ngõ không cần đóng. Như thế gọi là Đại đồng."
Nho giáo đã trình bày tương đối hoàn chỉnh, có hệ thống về thuyết đại đồng: “Thiên hạ vi công” (Thiên hạ là của chung mọi người), “Tuyển hiền nhiệm năng” (Lựa chọn người hiền, sử dụng người tài), “Các tận kỳ năng” (Ai nấy dốc hết năng lực của mình), “Giảng tín tu mục” (Trọng điều tín, chăm lo sự hòa mục), “Các tận kỳ sở” (Ai nấy đều được nhận tương xứng với công sức của mình)
Triết lý giáo dục
Nho giáo xem trọng hiền tài.Hiền tài là nguyên khí của quốc gia
Nguyên khí mạnh thì quốc gia thịnh
Nguyên khí yếu thì quốc gia suy
Nguyên khí mạnh thì quốc gia thịnh
Nguyên khí yếu thì quốc gia suy
Nho giáo có nhiều yếu tố tiến bộ khi quan niệm rằng giáo dục là cần thiết cho tất cả mọi người, "hữu giáo vô loại" (việc dạy dỗ không phân biệt loại người) nên ai cũng có cơ hội được học tập và giáo dục, đây là biện pháp để hướng con người tới những phẩm chất cao quý như "nhân, nghĩa, lễ, trí, tín".
....
Các chuẩn mực đạo đức cơ bản của Nho giáo
Theo quan điểm Nho giáo, các chuẩn mực đạo đức cơ bản mà người quân tử cần phải có bao gồm: nhân, lễ, nghĩa, trí, tín (ngũ thường). Các chuẩn mực đạo đức này được đề cập trong Kinh thư, Kinh thi, đặc biệt là trong Luận ngữ của Khổng Tử. Theo đó, nhân cách lý tưởng, “toàn đức” của bậc quân tử phải là sự thống nhất và bổ sung lẫn nhau của “ngũ thường”.- Nhân: Theo Luận ngữ, Nhân là sự phô bày rất thực tiễn và ngoại tại các phẩm tính của con người.
- Khổng Tử nói "Muốn tu thân phải tuân theo đạo lý. Muốn tuân theo đạo lý, phải thực hiện nhân. Nhân tức là tính người, là kính yêu người trong thân tộc, yêu nhân dân của mình. Đó là điều lớn nhất trong chữ nhân.". Ngoài ra, Khổng Tử cũng từng cho biết: "Chỉ có người có đức nhân mới có thể hay yêu người và hay ghét người." Cùng chính Khổng Tử cũng từng cảm thán "Ta chưa từng nhìn thấy ai thích đức nhân như thích sắc đẹp.".
- Để đánh giá người có đức nhân hay không hãy nhìn vào sai lầm của người đó. Khổng Tử nói: "Sai lầm người ta mắc phải có quan hệ đến loại người. Loại người như thế nào thì sẽ phạm sai lầm như thế ấy. Xem sai lầm của một người đã phạm, có thể biết người đó có đức nhân hay không.".
- Theo Khổng Tử, muốn làm người nhân đức không khó. Ông nói "Không lẽ điều nhân xa chúng ta như vậy ư ? Ta nghĩ muốn đạt được điều nhân thì điều nhân sẽ đến". Tuy nhiên theo ông: "Ta chưa thấy người nào đạt đến điều nhân mà không tốn sức tốn công rèn dũa. Người không mất sức mà đạt đến nhân, đại khái cũng có thể có, nhưng ta chưa gặp bao giờ.". Tăng Tử, học trò của Khổng Tử, lại cho rằng "Kẻ sĩ không thể không có hoài bão lớn lao, ý chí kiên cường, tinh thần kiên nghị. Bởi vì trách nhiệm gánh vác của kẻ sĩ rất nặng mà đường lại còn xa. Gánh điều nhân làm trọng trách của mình chẳng lẽ không phải là quá nặng nề ư ? Chỉ đến khi chết rồi mới ngừng nghỉ, chẳng lẽ không phải đường dài lắm đó ư ?".
- Nghĩa: Khổng Tử từng nói: "Người quân tử đối với mọi việc trên thế gian, không nhất định phải làm việc này hoặc không làm việc kia, mà xem việc đó có hợp nghĩa hay không, nếu hợp nghĩa thì làm.". Ông cũng cho rằng "... Nhìn thấy việc chính nghĩa không dám làm, là không có dũng khí.". Tinh thần trọng nghĩa khinh tài của Nho giáo được thể hiện trong câu nói của Khổng Tử "Người quân tử chỉ biết điều nghĩa, kẻ tiểu nhân chỉ biết điều lợi.".
- Lễ: Khổng Tử nói: "Cung kính mà thiếu lễ thì làm thân mình lao nhọc. Cẩn thận mà thiếu lễ thì trở thành nhút nhát. Dũng cảm mà thiếu lễ sẽ trở thành loạn nghịch. Ngay thẳng mà thiếu lễ sẽ trở nên thô lỗ.". Trong ứng xử, lễ thể hiện qua điệu bộ, cử chỉ, phong thái. Trước khi chết Tăng Tử dặn dò học trò "Người quân tử giữ đạo lý nên đặc biệt coi trọng 3 điều: Cử chỉ, dung mạo điềm đạm, dáng điệu khoan thai, đàng hoàng sẽ giữ cho mình tránh thô bạo và phóng túng. Giữ sắc mặt đoan trang sẽ giúp mình giữ được chân thật và thành thực với mọi người. Nói năng chú ý giữ được điệu bộ, giọng điệu sẽ giúp mình tránh được thô bỉ và sai sót.".
- Trí: Khổng Tử nói "Người có trí lực bậc trung trở lên có thể dạy cho họ những đạo lý cao sâu. Người có trí lực từ bậc trung trở xuống không thể dạy cho họ những đạo lý cao sâu.". Bậc trí giả tùy thời mà sống, Khổng Tử nói: "Ninh Vũ Tử, khi nước nhà yên ổn thái bình được tiếng là người có đức trí, khi nước nhà loạn lạc bị mang tiếng là ngu đần. Trí như Ninh Vũ Tử thì người khác có thể theo kịp, chứ còn giả ngu đần như Ninh Vũ Tử thì thiên hạ không có cách nào đuổi kịp.".
- Tín: Giữ đúng lời, đáng tin cậy. Chữ tín vốn nằm trong 4 điều trên, sau này được tách ra để thành Ngũ thường. Tín là thước đo, là sự phản ánh 4 giá trị trên. Khổng Tử nói: "Một người không có chữ tín, không biết có thể làm gì được. Cũng giống như xe lớn không có chốt, xe nhỏ cũng không có chốt, thì làm sao có thể đi được ?". Để giữ được chữ tín thì phải cẩn thận trong lời nói, không hứa hẹn những điều vượt quá khả năng của mình vì như Khổng Tử nói "Người xưa không để khinh suất khi nói ra, bởi sợ xấu hổ vì không thực hiện được lời mình đã nói.".
Còn tiếp...