Jesse Livermore là một nhà giao dịch, nhà đầu cơ chứng khoán huyền thoại của phố Wall. Jesse Livermore được ví như “cha đẻ” của trường phái giao dịch theo ngày khi ông sử dụng phương pháp này để kiếm lợi nhuận trong thị trường chứng khoán vào những năm đầu thế kỷ 20.
Jesse Livermore – Gã đầu cơ liều lĩnh trẻ tuổi hay con gấu vĩ đại của phố Wall – là một nhà giao dịch chứng khoán đầu thế kỉ 20. Ông nổi tiếng nhờ kiếm được cũng như thua lỗ hàng triệu đô la tiền mặt và bán khống cổ phiếu vào thời điểm thị trường suy thoái các năm 1907 và 1929.
Cuộc đời thăng trầm vì chứng khoán của huyền thoại đầu cơ Jesse Livermore: Từng “ám ảnh” cả phố Wall nhưng cuối đời lại điêu đứng và tự tử vì “trầm cảm”
Năm 14 tuổi, ông bỏ nhà ra đi.
Nhắc đến Jesse Lauriston Livermore, bất cứ nhà đầu tư cá nhân tham gia thị trường chứng khoán nào trên thế giới đều ít nhất nghe qua một lần về nhà đầu cơ khét tiếng này.
Cho dù ông tự nhận bản thân là một nhà đầu cơ thuần chủng, song cuộc đời có phần bi kịch và hàng chục năm kinh nghiệm của ông trên thị trường kể từ thời niên thiếu quả rất đáng cho những nhà đầu tư cá nhân chúng ta suy ngẫm.
Dừng chân tại 1 công ty môi giới chứng khoán nhỏ ở Boston tên là Paine Webber, làm việc ở vị trí viết giá chứng khoán (Boardboy) vì có ngoại hình trông như một chàng trai 20 tuổi. Với mức lương vỏn vẹn 5 USD một tuần, đến tuổi 15, Livermore dành dụm một số tiền nhỏ để giao dịch ở các quán chợ đen (bucket shop) và kiếm lời đến hơn 60% trong một ngày.
Dần dần, tiền kiếm được từ các khoản đầu tư ở chợ đen của Livermorer còn vượt hơn cả lương làm thuê. Livermorer quyết định nghỉ việc, chính thức trở thành một nhà đầu cơ toàn thời gian khi mới 16 tuổi.
Việc Livermore thắng lớn từ các sàn giao dịch “chui” khiến cho nhiều địa điểm cá cược trong thị trấn cấm ông do lo ngại về những tổn thất. Ông phải cải trang để qua mắt họ.
Những ngày tháng giao dịch chợ đen của ông vô cùng thú vị khi Livermore liên tục làm tán gia bại sản các tay chủ quán ở đó. Phải giải thích rằng các bucket shop ngày ấy tại Mỹ hoạt động tựa như thị trường phái sinh bây giờ, khi mà không có sở hữu chứng khoán thật mà chỉ là đánh cược trên các thay đổi về giá.
Ông được mệnh danh khét tiếng với tên gọi “Boy Plunger” – tức cậu bé đầu cơ giá xuống. Chiến lược của ông là đầu cơ với chiều xuống bị giới hạn, trong khi chiều lên là vô hạn với những cổ phiếu penny (tựa như options hay warrants). Những tay chủ quán chợ đen dần nhận ra cậu bé Livermore huyền thoại và đuổi ông ra khỏi quán. Ông phải liên tục di chuyển từ St. Louis đến New York rồi đến Hoboken để làm “cạn túi” các quán mới mở ngờ nghệch.
Năm 1899, lúc 22 tuổi, Livermore đã kiếm được 10,000 USD từ các bucket shop, tức gần 300,000 USD của thời đại ngày nay.
Tuy nhiên, việc bảng giá chứng khoán qua điện tín ngày ấy chậm từ 30-40 phút so với thị trường thật khiến chiến lược của Livermore ngày càng gặp khó khăn so với chi phí sinh sống đắt đỏ mà ông duy trì.
Sau nhiều năm tăng giá, Livermore đã có kỳ vọng tiêu cực (bearish) với thị trường từ rất lâu cho đến khi ông quyết định bán khống cổ phiếu Northern Pacific trong một cuộc đấu M&A giữa J.P.Morgan & Hill.
Kết cục là ông tán gia bại sản lần đầu tiên vì cổ phiếu Northern Pacific tiếp tục tăng giá mạnh mẽ trong khi ông không thể cắt lỗ được vì sự chậm trễ của bảng giá qua điện tín như đã đề cập.
Livermore lại quay lại các sàn giao dịch “chui” ở St Louis để kiếm lại số tiền đã mất.
Ly dị vợ, mất quá nửa số vốn, song Livermore vẫn kiên cường với phố Wall và giao dịch cẩn thận cho đến khi ông gỡ lại được số tài sản ròng lên tới 50,000 USD nhờ vào thị trường giá lên. Trong thời gian này, ông luôn cẩn trọng với bất kỳ những tay môi giới hay tư vấn nào với thông tin nội bộ.
Ông tự hào vì đã giữ được nguyên tắc và tin tưởng vào nhận định của bản thân. Năm 1906, ông nhận thấy sự tăng giá phi lý và động thái bán rất mạnh của cổ phiếu đường sắt Union Pacific và quyết định bán khống ở mức đỉnh 330 USD/cp. Mọi người bạn của ông đều nghĩ ông “điên rồ” cho đến khi cổ phiếu này giảm 70% và chỉ còn lại 92 USD/cp – Livermore đã kiếm được hơn 250,000 USD trong sự ngỡ ngàng của mọi người.
Sau chiến thắng này, ông được mệnh danh “anh hùng” cùng với Morgan và bắt đầu sinh hoạt xa xỉ – một sai lầm đầu tiên trên đỉnh vinh quang. Ông mua du thuyền, hàng chục chiếc xe và căn hộ sang trọng. Hơn nữa, ông bắt đầu gia nhập vào câu lạc bộ siêu giàu và có một “bộ sưu tập” các quý cô vợ hai khác.
Bị mê hoặc bởi những con số thuyết phục, ông liên tục mua vào hàng chục tấn bông vải (cotton) dù trực giác ông biết nguồn cung đang dư thừa. Nào ông có ngờ rằng chính Percy Thomas lại đang liên tục bán ra cho ông hàng tấn hàng hóa bông. Khi giá càng giảm, Livermore lại càng phá bỏ nguyên tắc cắt lỗ và càng mua nhiều hơn nữa. Cho đến khi mất đến 9/10 tài sản đáng giá hàng triệu đô la, Livermore mới trở nên lý trí và thoát khỏi vị thế.
Dù được quý nhân giúp đỡ, Livermore vẫn phải chật vật sống qua ngày bằng giao dịch ngắn hạn, quản lý tài khoản cho người khác suốt từ năm 1911 đến 1917. Ông thực hiện nhiều vụ đầu cơ cổ phiếu thép, dầu khí và dần trả hết nợ vay cho các chủ nợ trước đây. Đến năm 1923, ông lập quỹ đầu cơ riêng, tạo việc làm cho hơn 60 người và bí mật viết cuốn tiểu sử huyền thoại “The Reminiscene of a Stock Operator” – một trong những quyển bán chạy nhất lúc bấy giờ. Từ năm 1923 đến cuộc Đại khủng hoảng, Livermore đã kiếm hàng chục triệu USD từ đầu cơ hàng hóa như lúa mạch và ngô.
Ông quyết định bán khống một lượng lớn vào tháng 10/1929. Trong vỏn vẹn chỉ một ngày “Thứ ba đen tối”, tài sản của Livermore đã đạt 100 triệu USD trong khi cả quốc gia Mỹ rơi vào hoảng loạn; ông chính thức trở thành một huyền thoại bán khống lớn nhất bấy giờ.
Nhưng sau đó, tài sản của ông lại tiêu tán nhanh chóng.
Trong thời gian này, cuộc sống của Livermore vô cùng bất ổn. Sau khi ly hôn, ông mất 10 triệu đô la chia chác tài sản cho người vợ thứ hai, cả căn nhà trị giá 3,5 triệu USD cùng nhiều trang sức đắt tiền cũng bị bán rẻ với giá 222 000 USD.
Những biến cố liên tiếp khiến tinh thần Livermore suy sụp hoàn toàn.
Dù chưa một ai từng biết rõ chi tiết về lần phá sản thứ ba này của Livermore (ông chỉ viết tiểu sử vào năm 1923), song nhiều xét đoán cho rằng có thể ông đã trở nên kì vọng (bullish) quá sớm và mua cổ phiếu khi thị trường chưa thực sự chạm đáy vào năm 1930 – 1932. Sau đó, ông tiếp tục đặt cược vào thị trường hàng hóa và thua lỗ cho đến 1938.
Bi kịch thay, ở tuổi già 60, ông lại phải công bố phá sản trong khi bị điều tra bởi Ủy ban Chứng khoán SEC về giao dịch nội gián và mất hoàn toàn động lực vì chuyện gia đình tan vỡ.
Cùng năm đó, người ta tìm thấy xác của Livermore với vết thương tự bắn vào đầu tại một căn phòng khách sạn hiu quạnh ở New York. Ông viết lá thư tuyệt mệnh với dòng cuối cùng cho vợ của mình: “Anh xin lỗi, cuộc đời anh là một thất bại và anh không thể tiếp tục để em chịu đựng nữa…”. Dù đã hơn 70 năm về trước, cái chết của Livermore vẫn còn là một bí ẩn cho đến thời hiện đại với khá nhiều phỏng đoán và giả định (có cả giả định rằng vợ ông đã đầu độc ông ?!).
Song sau khi nghiên cứu từ nhiều nguồn, chúng tôi tin rằng lý do hợp lý nhất cho quyết định tự sát là do Livermore không thể tiếp tục chịu đựng sự khổ sở của việc chiến đấu mà ông đã từng làm trong giai đoạn 15 năm 1908 – 1923. Ông đã hơn 60 tuổi, mất hết động lực và sự tự tin vào bản thân. Và như thế, huyền thoại đầu cơ giá xuống – một con người thông minh, can đảm và kiên cường nhất của giới đầu cơ tài chính Mỹ – cuối cùng đã bỏ cuộc vào những phút giây cuối đời. Trớ trêu thay, thị trường chứng khoán, thứ mà ông cả đời cố gắng để đánh bại, cuối cùng đã đánh bại ông (*).
Tại thời điểm đó, quỹ tín thác và các tài sản bằng tiền mặt của Livermore có giá trị tới 5 triệu USD. Ông bị mắc chứng trầm cảm trong những năm tháng cuối đời.
Livermore trích dẫn rất nhiều câu chuyện cười, kể cả một câu chuyện cũ về “selling down the sleeping point” từ cuốn sách “Speculation as a Fine Art” (Đầu cơ như một nghệ thuật) của Dickson G.Watts
Hơn nữa, ông khẳng định rằng chỉ có những kẻ ngốc (foolhardy) mới cố gắng thắng mọi “ván bài”, mọi lúc, mọi nơi. Ngược lại, những người thông minh sẽ kiếm được rất nhiều tiền từ việc chờ đợi và hành động quyết đoán đúng lúc.
Ông khuyên rằng mỗi khi thắng lớn, cần rút ra ít nhất 50% lợi nhuận – cất vào tài khoản phong tỏa – và tận hưởng cuộc sống vì cuộc đời quá ngắn.
Suy cho cùng, những thất bại của Livermore hầu hết đến từ việc thiếu kỷ luật và từ bỏ các nguyên tắc của bản thân ông. Song, các cá nhân chúng ta đều có thể học được cách kiên nhẫn, ghi chép, kỷ luật và cẩn trọng với các lời khuyên trên thị trường mà Livermore đã mắc phải.
Lời cuối, hệt như ngài Benjamin Graham đã dặn dò: Nếu phải đầu cơ, hãy làm thế với con mắt mở to, bởi vì sớm muộn gì bạn cũng sẽ thua lỗ (!) Do đó, những cá nhân hiểu được chân lý này cần phải tách bạch giữa tài khoản đầu cơ và đầu tư và chỉ dành tối đa từ 5% – 10% chỉ để “lấy cảm giác” thú vị từ nó mà thôi. Còn lại, nhiều năm kinh nghiệm đã cho chúng tôi thấy rằng triết lý đầu tư giá trị là con đường bền vững duy nhất mà một nhà đầu tư cá nhân có thể đi theo. Anh ta có thể lựa chọn giữa một nhà đầu tư phòng thủ và một nhà đầu tư năng động, song nguyên tắc về tối thượng về biên độ an toàn và đa dạng hóa danh mục trong đầu tư là điều mà anh ta luôn phải ghi nhớ.
Jesse Livermore – Gã đầu cơ liều lĩnh trẻ tuổi hay con gấu vĩ đại của phố Wall – là một nhà giao dịch chứng khoán đầu thế kỉ 20. Ông nổi tiếng nhờ kiếm được cũng như thua lỗ hàng triệu đô la tiền mặt và bán khống cổ phiếu vào thời điểm thị trường suy thoái các năm 1907 và 1929.
Cuộc đời thăng trầm vì chứng khoán của huyền thoại đầu cơ Jesse Livermore: Từng “ám ảnh” cả phố Wall nhưng cuối đời lại điêu đứng và tự tử vì “trầm cảm”
Jesse Livermore là ai
Jesse Lauriston Livermore (26/07/1877 – 28/11/1940) Shrewsbury, Massachusetts, Hoa Kỳ. Livermore vốn xuất thân từ một gia đình nông dân nghèo nơi mà ông phải tự cố gắng học cách đọc chữ và nhiều đêm dài ngấu nghiến những tờ nhật báo tài chính. Ngay từ nhỏ, ông đã thể hiện khả năng học tập xuất chúng khi 3 tuổi rưỡi học đọc, học viết, 5 tuổi có thể tính nhẩm các con số, chỉ cần 1 năm để hoàn thành chương trình học của 3 năm.Năm 14 tuổi, ông bỏ nhà ra đi.
Nhắc đến Jesse Lauriston Livermore, bất cứ nhà đầu tư cá nhân tham gia thị trường chứng khoán nào trên thế giới đều ít nhất nghe qua một lần về nhà đầu cơ khét tiếng này.
Cho dù ông tự nhận bản thân là một nhà đầu cơ thuần chủng, song cuộc đời có phần bi kịch và hàng chục năm kinh nghiệm của ông trên thị trường kể từ thời niên thiếu quả rất đáng cho những nhà đầu tư cá nhân chúng ta suy ngẫm.
Sự Nghiệp Đầu Tư
Lên 14 tuổi, cha ông đã bắt ông phải đi làm thuê kiếm tiền nhưng Livermore, với thừa sự liều lĩnh và quyết tâm, quyết định leo lên xe chở hàng và trốn lên Thành phố Boston để đổi đời.Dừng chân tại 1 công ty môi giới chứng khoán nhỏ ở Boston tên là Paine Webber, làm việc ở vị trí viết giá chứng khoán (Boardboy) vì có ngoại hình trông như một chàng trai 20 tuổi. Với mức lương vỏn vẹn 5 USD một tuần, đến tuổi 15, Livermore dành dụm một số tiền nhỏ để giao dịch ở các quán chợ đen (bucket shop) và kiếm lời đến hơn 60% trong một ngày.
Dần dần, tiền kiếm được từ các khoản đầu tư ở chợ đen của Livermorer còn vượt hơn cả lương làm thuê. Livermorer quyết định nghỉ việc, chính thức trở thành một nhà đầu cơ toàn thời gian khi mới 16 tuổi.
Việc Livermore thắng lớn từ các sàn giao dịch “chui” khiến cho nhiều địa điểm cá cược trong thị trấn cấm ông do lo ngại về những tổn thất. Ông phải cải trang để qua mắt họ.
Những ngày tháng giao dịch chợ đen của ông vô cùng thú vị khi Livermore liên tục làm tán gia bại sản các tay chủ quán ở đó. Phải giải thích rằng các bucket shop ngày ấy tại Mỹ hoạt động tựa như thị trường phái sinh bây giờ, khi mà không có sở hữu chứng khoán thật mà chỉ là đánh cược trên các thay đổi về giá.
Ông được mệnh danh khét tiếng với tên gọi “Boy Plunger” – tức cậu bé đầu cơ giá xuống. Chiến lược của ông là đầu cơ với chiều xuống bị giới hạn, trong khi chiều lên là vô hạn với những cổ phiếu penny (tựa như options hay warrants). Những tay chủ quán chợ đen dần nhận ra cậu bé Livermore huyền thoại và đuổi ông ra khỏi quán. Ông phải liên tục di chuyển từ St. Louis đến New York rồi đến Hoboken để làm “cạn túi” các quán mới mở ngờ nghệch.
Năm 1899, lúc 22 tuổi, Livermore đã kiếm được 10,000 USD từ các bucket shop, tức gần 300,000 USD của thời đại ngày nay.
Lần phá sản thứ 1 tại New York
Song trên thị trường chứng khoán, việc kiếm và giữ tiền chưa bao giờ dễ dàng, ngay cả đối với Jesse Livermore. Sau khi kiếm được số tiền khổng lồ đó, ông quyết định chuyển tới New York, lấy một cô vợ xinh đẹp tên Nettie và giao dịch chính thức tại hãng môi giới Fullerton’s vào năm 1901.Tuy nhiên, việc bảng giá chứng khoán qua điện tín ngày ấy chậm từ 30-40 phút so với thị trường thật khiến chiến lược của Livermore ngày càng gặp khó khăn so với chi phí sinh sống đắt đỏ mà ông duy trì.
Sau nhiều năm tăng giá, Livermore đã có kỳ vọng tiêu cực (bearish) với thị trường từ rất lâu cho đến khi ông quyết định bán khống cổ phiếu Northern Pacific trong một cuộc đấu M&A giữa J.P.Morgan & Hill.
Kết cục là ông tán gia bại sản lần đầu tiên vì cổ phiếu Northern Pacific tiếp tục tăng giá mạnh mẽ trong khi ông không thể cắt lỗ được vì sự chậm trễ của bảng giá qua điện tín như đã đề cập.
Livermore lại quay lại các sàn giao dịch “chui” ở St Louis để kiếm lại số tiền đã mất.
Ly dị vợ, mất quá nửa số vốn, song Livermore vẫn kiên cường với phố Wall và giao dịch cẩn thận cho đến khi ông gỡ lại được số tài sản ròng lên tới 50,000 USD nhờ vào thị trường giá lên. Trong thời gian này, ông luôn cẩn trọng với bất kỳ những tay môi giới hay tư vấn nào với thông tin nội bộ.
Ông tự hào vì đã giữ được nguyên tắc và tin tưởng vào nhận định của bản thân. Năm 1906, ông nhận thấy sự tăng giá phi lý và động thái bán rất mạnh của cổ phiếu đường sắt Union Pacific và quyết định bán khống ở mức đỉnh 330 USD/cp. Mọi người bạn của ông đều nghĩ ông “điên rồ” cho đến khi cổ phiếu này giảm 70% và chỉ còn lại 92 USD/cp – Livermore đã kiếm được hơn 250,000 USD trong sự ngỡ ngàng của mọi người.
Anh hùng của cuộc suy thoái 1907, sự giàu có và xa xỉ
24/10/1907, cả thị trường chứng khoán Mỹ rơi vào trạng thái “call margin” – nhiều người cho rằng là cả thị trường đã vĩnh viễn ra đi, không còn một lực mua nào nữa. Khi ngài J.P.Morgan tập hợp các ông chủ nhà băng lại và tập hợp nguồn dự trữ để mua lại các ngân hàng yếu kém, Livermore đã chớp thời cơ có một không hai này và mua cổ phiếu trên diện rộng – ông đã kiếm được 1 triệu USD chỉ trong một ngày.Sau chiến thắng này, ông được mệnh danh “anh hùng” cùng với Morgan và bắt đầu sinh hoạt xa xỉ – một sai lầm đầu tiên trên đỉnh vinh quang. Ông mua du thuyền, hàng chục chiếc xe và căn hộ sang trọng. Hơn nữa, ông bắt đầu gia nhập vào câu lạc bộ siêu giàu và có một “bộ sưu tập” các quý cô vợ hai khác.
Bị lừa trong thương vụ bông vải, phá sản lần 2
1 triệu đô đến quá dễ dàng và lối sống xa xỉ đã châm ngòi cho sự bất cẩn và sụp đổ không thể tránh được của Livermore một lần nữa. Năm 1908, một tay đầu cơ hàng hóa nổi tiếng tên Percy Thomas đã viết thư cho Livermore hẹn gặp. Và kể từ ngày đó, Livermore gần như bị “thôi miên” bởi câu chuyện của Thomas đến nỗi ông quên mất nguyên tắc bỏ ngoài tai tất cả lời tư vấn của người khác.Bị mê hoặc bởi những con số thuyết phục, ông liên tục mua vào hàng chục tấn bông vải (cotton) dù trực giác ông biết nguồn cung đang dư thừa. Nào ông có ngờ rằng chính Percy Thomas lại đang liên tục bán ra cho ông hàng tấn hàng hóa bông. Khi giá càng giảm, Livermore lại càng phá bỏ nguyên tắc cắt lỗ và càng mua nhiều hơn nữa. Cho đến khi mất đến 9/10 tài sản đáng giá hàng triệu đô la, Livermore mới trở nên lý trí và thoát khỏi vị thế.
15 năm sống qua ngày, trả nợ và nổi tiếng trở lại
Rơi vào trạng thái trầm cảm tột độ vì phải chấp nhận một thực tại thất bại quá đau đớn, Livermore định chuyển sang Chicago để tạm trốn nợ. May mắn làm sao, một ông chủ nhà băng nổi tiếng Dan Williamson đã gọi ông trở lại New York và cho mượn 25,000 USD để gỡ gạc vì họ muốn tên tuổi của ông trong hãng môi giới của mình.Dù được quý nhân giúp đỡ, Livermore vẫn phải chật vật sống qua ngày bằng giao dịch ngắn hạn, quản lý tài khoản cho người khác suốt từ năm 1911 đến 1917. Ông thực hiện nhiều vụ đầu cơ cổ phiếu thép, dầu khí và dần trả hết nợ vay cho các chủ nợ trước đây. Đến năm 1923, ông lập quỹ đầu cơ riêng, tạo việc làm cho hơn 60 người và bí mật viết cuốn tiểu sử huyền thoại “The Reminiscene of a Stock Operator” – một trong những quyển bán chạy nhất lúc bấy giờ. Từ năm 1923 đến cuộc Đại khủng hoảng, Livermore đã kiếm hàng chục triệu USD từ đầu cơ hàng hóa như lúa mạch và ngô.
Thương vụ bán khống lịch sử 1929, kiếm 100 triệu USD
Trong thời gian đó, Livermore cũng đã cưới Dorothy – một người vợ khác với tật nghiện rượu nặng. Dù chuyện gia đình nhiều trắc trở, Livermore vẫn rất nhạy bén với tình trạng bong bóng của thị trường.Ông quyết định bán khống một lượng lớn vào tháng 10/1929. Trong vỏn vẹn chỉ một ngày “Thứ ba đen tối”, tài sản của Livermore đã đạt 100 triệu USD trong khi cả quốc gia Mỹ rơi vào hoảng loạn; ông chính thức trở thành một huyền thoại bán khống lớn nhất bấy giờ.
Nhưng sau đó, tài sản của ông lại tiêu tán nhanh chóng.
Trong thời gian này, cuộc sống của Livermore vô cùng bất ổn. Sau khi ly hôn, ông mất 10 triệu đô la chia chác tài sản cho người vợ thứ hai, cả căn nhà trị giá 3,5 triệu USD cùng nhiều trang sức đắt tiền cũng bị bán rẻ với giá 222 000 USD.
Những biến cố liên tiếp khiến tinh thần Livermore suy sụp hoàn toàn.
1932- 1938, lần phá sản thứ ba và cuối cùng
Ông tuyên bố phá sản lần thứ 3. Năm 1934, ông cũng bị đình chỉ tư cách thành viên Hội đồng Thương mại Chicago.Dù chưa một ai từng biết rõ chi tiết về lần phá sản thứ ba này của Livermore (ông chỉ viết tiểu sử vào năm 1923), song nhiều xét đoán cho rằng có thể ông đã trở nên kì vọng (bullish) quá sớm và mua cổ phiếu khi thị trường chưa thực sự chạm đáy vào năm 1930 – 1932. Sau đó, ông tiếp tục đặt cược vào thị trường hàng hóa và thua lỗ cho đến 1938.
Bi kịch thay, ở tuổi già 60, ông lại phải công bố phá sản trong khi bị điều tra bởi Ủy ban Chứng khoán SEC về giao dịch nội gián và mất hoàn toàn động lực vì chuyện gia đình tan vỡ.
1940, viết cuốn sách cuối cùng và tự kết liễu cuộc đời
Một năm sau, ông cưới Harriet Metz – một nghệ sĩ nổi tiếng tại New York – và ông phải sống nhờ thu nhập của bà. 1940, ông viết cuốn sách cuối cùng “How to trade in stocks” khá ngắn gọn và đúc kết vô cùng nhiều bài học quý giá mà chúng tôi sẽ phân tích dưới đây. Mặc cho chứa đựng bao nhiêu thất bại, kinh nghiệm và bài học từ chính cuộc đời Livermore, cuốn sách này của ông tiếp tục là một thất bại và không được nổi tiếng như cuốn tiểu sử 1923 viết bởi Edwin Lefevre.Cùng năm đó, người ta tìm thấy xác của Livermore với vết thương tự bắn vào đầu tại một căn phòng khách sạn hiu quạnh ở New York. Ông viết lá thư tuyệt mệnh với dòng cuối cùng cho vợ của mình: “Anh xin lỗi, cuộc đời anh là một thất bại và anh không thể tiếp tục để em chịu đựng nữa…”. Dù đã hơn 70 năm về trước, cái chết của Livermore vẫn còn là một bí ẩn cho đến thời hiện đại với khá nhiều phỏng đoán và giả định (có cả giả định rằng vợ ông đã đầu độc ông ?!).
Song sau khi nghiên cứu từ nhiều nguồn, chúng tôi tin rằng lý do hợp lý nhất cho quyết định tự sát là do Livermore không thể tiếp tục chịu đựng sự khổ sở của việc chiến đấu mà ông đã từng làm trong giai đoạn 15 năm 1908 – 1923. Ông đã hơn 60 tuổi, mất hết động lực và sự tự tin vào bản thân. Và như thế, huyền thoại đầu cơ giá xuống – một con người thông minh, can đảm và kiên cường nhất của giới đầu cơ tài chính Mỹ – cuối cùng đã bỏ cuộc vào những phút giây cuối đời. Trớ trêu thay, thị trường chứng khoán, thứ mà ông cả đời cố gắng để đánh bại, cuối cùng đã đánh bại ông (*).
Tại thời điểm đó, quỹ tín thác và các tài sản bằng tiền mặt của Livermore có giá trị tới 5 triệu USD. Ông bị mắc chứng trầm cảm trong những năm tháng cuối đời.
Cuốn sách ưa thích
Một trong những cuốn sách ưa thích của Livermore là “Extraodinary Popular Delusions and the Madness of Crowds” (Sự ảo tưởng của đám đông và sự điên rồ của đám đông), của tác giả Charles Mackay, xuất bản lần đầu vào năm 1841. Đây cũng là cuốn sách ưa thích của Bernard Baruch, một nhà giao dịch chứng khoán nổi tiếng và là bạn thân của Livermore. Bernard Baruch cũng là một số ít người có kết quả đầu tư tốt trong đợt khủng hoảng năm 1929.Livermore trích dẫn rất nhiều câu chuyện cười, kể cả một câu chuyện cũ về “selling down the sleeping point” từ cuốn sách “Speculation as a Fine Art” (Đầu cơ như một nghệ thuật) của Dickson G.Watts
Những cuốn sách của Livermore
Vào cuối năm 1939, con trai của Livermore, Jesse Jr. đề nghị với cha mình viết một cuốn sách về kinh nghiệm và phương pháp đầu tư trên thị trường hàng hóa và thị trường chứng khoán. Điều này đã mang lại một tia sáng mới cho cuộc đời của Livermore, và cuốn sách đã được hoàn thành và xuất bản vào tháng 3/1940. Tựa đề của nó là “How to trade in stocks” (Làm thế nào để giao dịch chứng khoán). Cuốn sách không được bán chạy cho lắm, khi mà Thế chiến II đang diễn ra và người ta không quan tâm lắm đến thị trường chứng khoán. Phương pháp của ông còn mới và gây nhiều tranh cãi vào thời điểm đó, và nhận được nhiều đánh giá khác nhau từ các guru của thời kỳ này.“Qua thời gian, con người luôn hành động và phản ứng trên thị trường theo một cách giống nhau: tham lam, sợ hãi, chối bỏ và hy vọng. Đó là lý do các tỷ lệ số học và các hình mẫu sẽ luôn lặp lại y hệt”“Đầu cơ chứng khoán là một trò chơi hấp dẫn nhất và giống nhau trên khắp thế giới. Nhưng nó không phải là trò chơi dành cho kẻ ngu ngốc, lười biếng, không kiểm soát được cảm xúc, hay những nhà thám hiểm muốn làm giàu nhanh chóng. Họ sẽ chết trong sự nghèo khó”
Jesse Livermore, How To Trade In Stocks
5 kinh nghiệm “xương máu” từ Livermore
Dù cho kết cục của ông thất bại như bao người cố gắng chiến thắng thị trường bằng cách đầu cơ (speculate), ngày hôm nay, nhà đầu tư vẫn có thể áp dụng được khá nhiều từ những kinh nghiệm mà chính ông ghi lại trong quyển “How to trade in stocks, 1940”.(1) Tin tưởng vào nhận định của chính mình
Sau hàng chục lần thất bại vì tin tưởng nhiều lời khuyên sai lầm/lừa đảo của người khác, Livermore đã đúc kết lại rằng: “Một người phải tin vào chính quan điểm của anh ta nếu anh ta muốn kiếm tiền được từ thị trường. Nếu tôi mua dựa trên lời khuyên của Smith, thì tôi cũng sẽ phải bán dựa trên lời khuyên của Smith. Nhỡ đâu Smith đột nhiên biến mất? Tôi hoàn toàn phụ thuộc vào anh ta. Chẳng có người nào có thể kiếm được số tiền lớn khi có một người khác bảo anh ta phải làm gì!”(2) Kiên trì và giấc mơ kiếm tiền hằng ngày “ngu ngốc”
Livermore cho rằng bất kỳ nhà đầu tư cá nhân nào cũng chỉ nên giới hạn bản thân ở một số thương vụ, cụ thể hơn là một số cổ phiếu và một số ngành mà anh ta hiểu rõ – trái với tình trạng đầu cơ tràn lan ngành nghề của các nhà đầu cơ Việt Nam hiện nay.Hơn nữa, ông khẳng định rằng chỉ có những kẻ ngốc (foolhardy) mới cố gắng thắng mọi “ván bài”, mọi lúc, mọi nơi. Ngược lại, những người thông minh sẽ kiếm được rất nhiều tiền từ việc chờ đợi và hành động quyết đoán đúng lúc.
(3) Giữ thói quen ghi chú lại những thương vụ/cổ phiếu
Livermore nổi tiếng với những mẩu ghi chú giá cổ phiếu và các xu hướng tựa như các đồ thị bây giờ. Dù vậy, ông khuyên rằng các cá nhân nên tự xây dựng và duy trì một hệ thống ghi chú riêng để theo dõi và lưu lại nhận định của bản thân (chúng tôi cũng tự xây dựng và duy trì một hệ thống phân tích & định giá hữu ích riêng trong nhiều năm qua).(4) Biết điểm dừng và tận hưởng cuộc sống
Theo Livermore, hầu hết các tay đầu cơ đều không bao giờ thỏa mãn. Kiếm được 1 tỷ hôm nay dễ dàng, hôm sau anh ta sẽ đòi thêm nhiều tỷ nữa. Và cứ như thế, anh ta tựa như một con thiêu thân cờ bạc và sớm ra về trắng tay.Ông khuyên rằng mỗi khi thắng lớn, cần rút ra ít nhất 50% lợi nhuận – cất vào tài khoản phong tỏa – và tận hưởng cuộc sống vì cuộc đời quá ngắn.
(5) Hiểu rõ cái giá phải trả cho “trò chơi đầu cơ”
Câu mở đầu quyển sách của Livermore đã trở nên kinh điển trong tâm trí của bất kỳ cá nhân nào: “Trò chơi đầu cơ là một trong những trò chơi chính thức thú vị nhất trên thế giới. Tuy nhiên, đây không phải là trò chơi cho những kẻ cứng đầu, những kẻ lười suy nghĩ, những kẻ không biết kiểm soát cảm xúc hay những kẻ muốn giàu nhanh. Bọn họ sẽ chết trong nghèo khó.”Suy cho cùng, những thất bại của Livermore hầu hết đến từ việc thiếu kỷ luật và từ bỏ các nguyên tắc của bản thân ông. Song, các cá nhân chúng ta đều có thể học được cách kiên nhẫn, ghi chép, kỷ luật và cẩn trọng với các lời khuyên trên thị trường mà Livermore đã mắc phải.
Lời cuối, hệt như ngài Benjamin Graham đã dặn dò: Nếu phải đầu cơ, hãy làm thế với con mắt mở to, bởi vì sớm muộn gì bạn cũng sẽ thua lỗ (!) Do đó, những cá nhân hiểu được chân lý này cần phải tách bạch giữa tài khoản đầu cơ và đầu tư và chỉ dành tối đa từ 5% – 10% chỉ để “lấy cảm giác” thú vị từ nó mà thôi. Còn lại, nhiều năm kinh nghiệm đã cho chúng tôi thấy rằng triết lý đầu tư giá trị là con đường bền vững duy nhất mà một nhà đầu tư cá nhân có thể đi theo. Anh ta có thể lựa chọn giữa một nhà đầu tư phòng thủ và một nhà đầu tư năng động, song nguyên tắc về tối thượng về biên độ an toàn và đa dạng hóa danh mục trong đầu tư là điều mà anh ta luôn phải ghi nhớ.